Ngừng hoạt động Fractional Orbital Bombardment System

Có hai vấn đề về mặt kỹ thuật của hệ thống FOBS cần phải cân nhắc:

  • Tải trọng đầu đạn hạt nhân mà tên lửa ICBM có thể triển khai sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do tên lửa cần nhiều năng lượng để đưa vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo thấp.[28][29] Theo tin tình báo của Mỹ, hệ thống FOBS chỉ cho phép triển khai đầu đạn hạt nhân có tải trọng bằng 1⁄2 đến 1⁄3 so với ICBM thông thường,[25] và cần phải có hệ thống bảo vệ cách nhiệt, do vận tốc khi đầu đạn hồi quyển lớn hơn bình thường.
  • Hệ thống FOBS có độ chính xác kém hơn so với ICBM.[27][28][25] Điều này được rút ra dựa theo chuỗi thử nghiệm tên lửa R-36O trong năm 1965-1971.[29]

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác khiến tên lửa trang bị FOBS bị Liên Xô ngừng triển khai:

  • Hệ thống FOBS bị cho là đã lạc hậu và không vượt qua được thế hệ radar cảnh báo sớm mới của Mỹ lúc đó, nhất là hệ thống radar cảnh báo sớm đặt trong không gian.[17][29] Người Mỹ bắt đầu triển khai loại radar này vào đầu những năm 1970s. Trong khi FOBS được thiết kế với mục đích vượt qua hệ thống radar cảnh báo sớm đơn giản trên mặt đất như BMEWS chứ không phải các loại radar tiên tiến hơn ra đời sau đó. Tên lửa ICBM FOBS của Liên Xô đã trở nên vô dụng chỉ trong vòng vài năm sau khi nó được đưa vào triển khai, một cuộc tấn công hạt nhân dựa vào hệ thống FOBS giờ đây không còn là vô hình với hệ thống radar phát hiện tên lửa của Mỹ.
  • Một lý do chính để Liên Xô phát triển hệ thống FOBS—nó có khả năng chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ—bị cho rằng không còn cần thiết nữa. Trái ngược với Liên Xô, người Mỹ không phát triển các hệ thống phòng thủ chống tên lửa cỡ lớn với mục đích đánh chặn đòn tấn công bằng ICBM của Liên Xô.[29] Hệ thống ABM duy nhất mà Mỹ phát triển là Safeguard (ban đầu có tên gọi Sentinel), nhưng sau đó nó đã bị ngừng lại vào năm 1976 và chủ yếu là phòng thủ trước Trung Quốc; hệ thống ABM tỏ ra vô dụng khi đối đầu với bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nào của Liên Xô mà không cần đến FOBS.[29][25]
  • Công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Liên Xô đã đạt đến độ phát triển đủ để thay thế hệ thống FOBS, với hàng loạt đặc tính chiến thuật tốt hơn (tàu ngầm có khả năng di chuyển đến sát mục tiêu một cách bí mật), và ra đòn đánh hạt nhân bất ngờ.[29]
  • Việc triển khai hệ thống FOBS có thể khiến gia tăng Chạy đua vũ trang trong chiến tranh Lạnh.[29] Một quốc gia khi thấy quốc gia thù địch phát triển hệ thống FOBS, theo logic sẽ cho rằng đó là một bước đi trong đòn tấn công phủ đầu hạt nhân, do đó sẽ phản ứng đáp trả bằng cách gia tăng hoạt động sản xuất vũ khí và có thể cũng sẽ ra đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân.

Liên Xô bắt đầu loại biên tên lửa mang FOBS vào năm 1982.[3][30] Các tên lửa ICBM R36-O được rút hoàn toàn khỏi trang bị vào tháng 2 năm 1983. Từ tháng 5 năm 1984, Liên Xô bắt đầu phá bỏ các giếng phóng FOBS.[29][31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Fractional Orbital Bombardment System https://astronomy.com/news/2021/11/how-does-chinas... https://web.archive.org/web/20170123122817/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://web.archive.org/web/20160921221754/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://library.cqpress.com/cqalmanac/ https://www.psqonline.org/article.cfm?IDArticle=12... https://2009-2017.state.gov/t/isn/5195.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/gr-1.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/r-36o.htm